Lịch sử bảo vệ thiên nhiên ở Ba Lan Bảo vệ thiên nhiên ở Ba Lan

Săn bắn hải ly bị hạn chế từ thế kỷ 11 Vườn quốc gia Białowieża là một trong những công viên quốc gia lâu đời nhất trên thế giới

Các hạn chế pháp lý đầu tiên, ngày nay được hiểu là các quy định bảo vệ thiên nhiên, xuất hiện khi bắt đầu có nhà nước Ba Lan. Tuy nhiên, ban đầu, chúng chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các vị vua và phần lớn để bảo vệ cho các tài nguyên có giá trị cao và quý hiếm. Trải qua nhiều thế kỷ, cùng với sự phát triển trong văn hóa nhận thức, bảo vệ thiên nhiên còn được thực hiện vì các mục đích bảo tồn, thẩm mỹ, lịch sử và khoa học.

Vào thế kỷ 11, vua Bolesław I Chrobry ra lệnh hạn chế săn bắn hải ly [1]. Các tài liệu Ba Lan lâu đời nhất liên quan đến việc hạn chế khai thác bừa bãi tài nguyên thiên nhiên là Quy chế Wiślicki (1347), quy định hình phạt cho chặt hạ cây sồicây ăn quả trong rừng. Vào triều đại của Władysław Jagiełło, các hạn chế trong việc phát quang và xuất khẩu gỗ thủy tùng đã được đưa ra [2]. Năm 1523, Zygmunt Stary đã ra các quy định để tiêu chuẩn hóa việc bảo vệ bò rừng, hải ly, chim ưng và thiên nga. Năm 1578, Stefan Bigate đã ban hành một nghị định quy định cấm sử dụng một số loại công cụ để bắt cá trong thời kỳ sinh sản của chúng, kể cả lưới mắt nhỏ [3][4].

Ba Lan, các hoạt động nhằm bảo tồn thiên nhiên có truyền thống lâu đời bắt nguồn từ thời Trung cổ. Nhưng chỉ đến thế kỷ 20, các hoạt động được lên kế hoạch dựa trên các nguyên tắc khoa học mới được thực hiện trên quy mô lớn hơn. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, năm 1919, Ủy ban bảo tồn thiên nhiên tạm thời của Bộ Tôn giáo và Giáo dục công cộng được thành lập. Năm 1926, cơ quan này đã được chuyển đổi thành Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên, đại diện là Giáo sư Władysław Szafer [5][6]

Sau khi Thế chiến I kết thúc, có 39 khu bảo tồn thiên nhiên ở Ba Lan (tổng diện tích bề mặt là 1469 hec-ta). Do kết quả các hoạt động tích cực của Hội đồng Bảo tồn Thiên nhiên và các cộng tác viên trong thời kỳ chiến tranh mang lại, động thái đầu tiên về bảo tồn thiên nhiên ở Ba Lan (1934) đã được thông qua. 4.500 công trình kỷ niệm tự nhiên và 180 khu bảo tồn được thành lập. Cho đến năm 1939, sáu công viên quốc gia được thành lập- Białowieski (1932), Pieniński (1932), Wielkopolska, Babiogórski và Tatrzański và Công viên quốc gia ở Czarnohora, Đông Carpathians. Tuy nhiên, do diện tích nhỏ và thiếu sự quản lý phù hợp, chúng chưa đạt đủ tiêu chuẩn hiện tại của một công viên quốc gia [5].

Dưới thời Cộng hòa Nhân dân Ba Lan, các vấn đề bảo tồn thiên nhiên đã không chỉ là mối quan tâm của chuyên gia, mà còn lan rộng ra toàn dân. Liên đoàn Bảo tồn Thiên nhiên và tờ tạp chí " Thiên nhiên Ba Lan " được phát hành hàng tháng đã góp công rất lớn trong việc tuyên truyền vấn đề này tới người dân. Doanh nghiệp lâm nghiệp Rừng nhà nước trở thành một cơ quan quan trọng. Tổng cộng Ba Lan đã thành lập được 23 vườn quốc gia, hơn 100 công viên và tăng đáng kể số lượng tài nguyên thiên nhiên được lưu giữ và bảo tồn.